logo nextnobels

Hệ thống học - luyện tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và phát triển ngôn ngữ

Tin tức Happy Way

Xem thử bài giảng, bài luyện tập, đề thi trong phần mềm

I. Bài giảng gắn với những câu chuyện thú vị trong phần mềm

Ở thời nào cũng vậy, trẻ em luôn bị cuốn theo những câu chuyện hay, hấp dẫn nhưng lại thể dễ mất tập trung và dễ chán nếu ta chỉ truyền đạt cho các em những kiến thức lí thuyết khô khan… Vì vậy, khi các con học các bài luyện từ và câu như từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ, tính từ, các kiểu câu, các dấu câu,… ngoài việc truyền đạt kiến thức một cách giản dị, dễ hiểu nhất có thể, các thầy cô giáo trong Phần mềm Học luyện tiếng Việt 4 và Phát triển Ngôn ngữ thường lấy các ví dụ, các bài tập thực hành là những câu chuyện hay hoặc những câu, đoạn văn miêu tả hay từ các tác phẩm văn học nổi tiếng. Bài giảng vì thế sống động hơn rất nhiều.

Xem thử Video dạy về Dấu ngoặc kép gắn với câu chuyện thông minh:


Bài giảng thật dễ hiểu và thú vị về văn kể chuyện






II. Bài tập phát triển ngôn ngữ, tư duy, diễn đạt trong phần mềm

Hệ thống bài tập trong Phần mềm Học luyện tiếng Việt 4 và Phát triển Ngôn ngữ đều hướng tới việc phát triển ngôn ngữ tư duy và diễn đạt. Các bài luyện tập đều có đáp án, lí giải từng câu hỏi. Sau khi hoàn thành bài, các con sẽ được chấm điểm và xếp hạng so với các bạn trong toàn quốc.

1.Xem ví dụ các câu hỏi vừa giúp ôn tập lí thuyết vừa giúp phát triển diễn đạt.

1.Từ láy trong câu: “Phía trên nền trời Tây Nam trong vắt, một ngôi sao lớn, trắng màu pha lê nhấp nháy như ánh đèn dẫn đường tin cậy” là từ:
A.Pha lê
B.Trong vắt
C.Nhấp nháy
D.Tin cậy
2.Từ láy trong câu: “Dưới ánh nắng chói chang của vừng mặt trời tháng tư, mặt nước lấp lánh như vẩy cá bạc.” là từ?
A.Chói chang
B.Mặt trời
C.Lấp lánh
D.Cả A và C
Với dạng bài tập này, học sinh không chỉ được ôn tập về từ láy mà còn được tiếp xúc với những câu văn hay, nâng cao khả năng diễn đạt cho các con.

2.Xem ví dụ các câu hỏi vừa giúp ôn tập kiến thức vừa giúp mở rộng vốn từ đồng nghĩa, phát triển ngôn ngữ và tư duy.

1.Từ nào dưới đây là tính từ?
A.Sự sống
B.Sức sống
C.Cuộc sống
D. Sống động
Đáp án: D
Lí giải: Tính từ là từ chỉ đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. Trong các từ trên, “sự sống”, “sức sống”, “cuộc sống” là danh từ, chỉ có từ “sống động” là từ chỉ đặc điểm nên là tính từ.
2.Từ nào sau đây là từ láy?
A.Bận bịu
B.Bận tâm
C.Bận rộn
D.Bận lòng
Lí giải: Trong các từ trên, chỉ có từ "bận bịu" là từ láy, các từ còn lại như bận rộn, bận tâm, bận lòng đều là từ ghép.
3.Từ nào dưới đây không phải là động từ?
A.Vang động
B.Vang vọng
C.Vang dội
D.Vẻ vang 
Đáp án: D 
Lí giải: Trong các từ trên, từ: vang động, vang vọng, vang dội đều là động từ, chỉ có từ vẻ vang là tính từ.
4.Từ nào dưới đây là danh từ?
A.Cho 
B. Tặng
C. Biếu
D.Quà
Đáp án: D
Lí giải: Danh từ là các từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị). Trong các từ trên, chỉ có từ “quà” chỉ sự vật là danh từ, các từ “cho”, “biếu”, “tặng” đều là động từ. 
5.Dòng nào dưới đây toàn là từ đơn?
A.Xinh, đẹp, dễ thương, đáng yêu.
B.Ba, bố, cha, thầy, tía.
C.Biết, hiểu, tường tận, am hiểu. 
D.Bầy, đàn, lũ, nhóm, tập đoàn. 
Đáp án: B
Lí giải: Trong nhóm trên, chỉ có nhóm B toàn là từ đơn, các nhóm còn lại đều có các từ phức.

III. Đề thi hay trong phần mềm

20 đề thi trong Phần mềm Học - luyện tiếng Việt 4 và Phát triển ngôn ngữ là các câu chuyện hay đem đến hứng thú làm bài đồng thời cũng giúp bồi đắp cho con những điều tốt đẹp, để con trưởng thành. Sau khi làm xong các bài trắc nghiệm, bố mẹ hãy yêu cầu con tập viết về nhân vật, về chi tiết quan trọng, về bài học trong truyện… sẽ giúp con viết tốt văn cảm thụ làm nền tảng cho cấp II và cấp III. Các con sẽ được chấm điểm và xếp hạng ngay trong phần mềm sau khi hoàn thành đề thi.


Ví dụ: Đọc câu chuyện dưới đây
SỨC MẠNH Ý CHÍ
Không ai nghĩ cậu bé ấy lại sống được. Mọi người kéo được cậu ra khỏi đám cháy trong tình trạng thập tử nhất sinh. Phần dưới cơ thể cậu bị phỏng nặng. Bác sĩ nói với mẹ cậu rằng con trai bà khó qua khỏi cái chết, còn nếu sống thì sẽ là kẻ vô dụng, suốt cuộc đời tàn phế.
Nhưng cậu bé không muốn chết, cậu quyết phải sống. Và trước sự ngạc nhiên của các bác sĩ, cậu đã sống.
Cuối cùng cậu bé được về nhà. Khổ nỗi phần cơ thể từ thắt lưng trở xuống không thể vận động. Hằng ngày mẹ cậu xoa bóp đôi chân nhỏ nhưng chúng không còn cảm giác, không thể điều khiển theo ý muốn được nữa. Tuy nhiên, cậu bé dũng cảm này vẫn tin mình sẽ đi lại được.
Một buổi sáng trời nắng đẹp, mẹ cậu đẩy xe lăn ra sân để cậu được hít thở không khí trong lành. Hôm đó, thay vì ngồi yên, cậu phóng mình ra khỏi xe lăn, lết người trên bãi cỏ, hai chân kéo lê theo sau.
Với cách di chuyển đó, cậu bé đến được hàng rào bao quanh khu nhà. Bằng mọi nỗ lực, cậu bé đu mình đứng lên dựa vào hàng rào. Sau đó từ từ cọc rào này sang cọc rào kia, cậu lê mình đi với quyết tâm mình sẽ đi được. Mỗi ngày cậu cứ tập đi như vậy cho tới khi tạo thành một lối đi mòn nhẵn dọc theo hàng rào quanh nhà.
Cuối cùng, cũng nhờ bàn tay của mẹ, nhờ kiên trì luyện tập không ngừng, cậu đã tự đứng dậy, rồi đi cà nhắc từng bước, rồi đi một mình.
Cậu bé bắt đầu đi bộ đến trường, rồi sau đó là chạy để tận hưởng niềm sung sướng được chạy.
Người thanh niên trẻ đầy ý chí đó – người mà không ai nghĩ có thể sống nổi, không bao giờ bước đi được, không bao giờ chạy được – chính là bác sĩ Glenn Cunningham, người chạy nhanh nhất thế giới trong cự li một dặm. Kỉ lục được lập vào năm 1934, với thành tích 4 phút 6 giây. Tại quảng trường Madison, người thanh niên đó đã được tôn vinh là vận động viên xuất sắc của Mỹ thế kỉ XX.
                                                                                (Sưu tầm)
Hãy chọn đáp án đúng:
 
Câu 1: Điều gì đã xảy ra với cậu bé trong câu chuyện trên?
A. Cậu bị phỏng nặng trong một vụ hoả hoạn.
B. Cậu mắc bệnh hiểm nghèo.
C.Cậu bé bị ngã ngựa.
 
Câu 2: Bác sĩ nói gì về tình trạng của cậu bé?
A. Cậu bé sẽ hồi phục rất nhanh, sẽ sớm khoẻ mạnh.
B. Cậu bé khó có thể sống sót, còn nếu sống thì sẽ là kẻ vô dụng, suốt cuộc đời tàn phế.
C. Cậu bé chỉ bị phỏng ngoài da.
 
Câu 3: Thái độ của cậu bé trước tai nạn bất ngờ này ra sao?
A. Buông xuôi, chán nản.
B. Tức giận, trách móc.
C. Lạc quan, luôn tin rằng mình sẽ đi lại được.
Câu 4: Điều gì đã giúp cậu có thể đi lại bình thường?
A. Nhờ bàn tay chăm sóc của người mẹ.
B. Nhờ kiên trì tập luyện không ngừng nghỉ.
C. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Bác sĩ Glenn Cunningham đã khiến cả thế giới phải thán phục vì điều gì?
A. Bác sĩ Glenn Cunningham từ một cậu bé tưởng như không bao giờ có thể đi lại được, không thể chạy được đã trở thành người chạy nhanh nhất thế giới trong cự li một dặm.
B. Ông được tôn vinh là vận động viên xuất sắc nhất của Mỹ thế kỉ XX.
C. Cả B và C đều đúng
Câu 6: Vị ngữ trong câu: “Tại quảng trường Madison, người thanh niên đó đã được tôn vinh là vận động viên xuất sắc của Mỹ thế kỉ XX” là?
A. Là vận động viên xuất sắc của Mỹ thế kỉ XX.
B. Đã được tôn vinh là vận động viên xuất sắc của Mỹ thế kỉ XX.
C. Đó đã được tôn vinh là vận động viên xuất sắc của Mỹ thế kỉ XX.
D. Tại quảng trường Madison.
Câu 7: Trong những nhóm từ sau, nhóm từ nào toàn động từ?
A. Kéo, vận động, sống, chết
B. Di chuyển, xoa bóp, cảm giác
C. Chạy, cơ thể, đi, đứng
D. Sung sướng, xuất sắc, kiên trì
Câu 8: Từ nào trong các từ : “kiên trì, vận động, xuất sắc, vô dụng” không phải là tính từ?
A. Kiên trì
B. Vận động
C. Xuất sắc
D. Vô dụng
Câu 9: Nội dung của câu chuyện trên phù hợp với câu tục ngữ nào sau đây?
A. Có chí thì nên
B. Ở hiền gặp lành
C. Môi hở răng lạnh
D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 10: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Hãy biết yêu thương và chia sẻ với người khác.
B.. Hãy nỗ lực hết mình, kiên trì, quyết tâm thực hiện những điều mà bạn mong muốn, mọi kì tích đều có thể xảy ra.
C. Cần phải trung thực trong mọi hoàn cảnh.
D. Hãy luôn nhớ về quê hương, cội nguồn của mình.

Các tin liên quan

Xem thêm

Liên hệ
Hỗ trợ và mua sản phẩm

NV Tư Vấn 1

0919.56.36.11

NV Tư Vấn 2

0936.738.896

Đăng ký
nhận tư vấn

Xem thử Phần mềm