logo nextnobels

Hệ thống học - luyện tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và phát triển ngôn ngữ

Tin tức Happy Way

Không để học sinh vô cảm với Văn học

"Những dạng bài tập nêu trên có khả năng kích thích trí tưởng tượng, sự sáng tạo của học sinh, đánh thức trong các em những tố chất nghệ sĩ, cho phép các em đồng sáng tạo với nhà văn, đồng thời tạo cho các em thói quen đặt mình vào cảnh ngộ của người khác trước khi cảm nhận, phán xét. Tôi muốn mỗi sự phán xét của các em trong văn học cũng như trong cuộc sống không dửng dưng, vô cảm mà phải bằng sự thấu hiểu, bằng cái nhìn hết sức nhân văn". Cô giáo Trần Thị Mai Phương Được tạo ngày Thứ năm, 07 Tháng 3 2013 16:21

KHÔNG ĐỂ HỌC SINH VÔ CẢM VỚI VĂN HỌC

       Bằng cách dạy của mình, cô Trần Thị Mai Phương đã khơi nguồn cảm xúc, truyền ngọn lửa tình yêu văn học vào tâm hồn của các em học sinh.

Khả năng gợi mở cao

      Trước thực tế ngày càng nhiều học sinh đang trở nên vô cảm với các tác phẩm văn học, Cô Trần Thị Mai Phương nguyên giáo viên Trường THPT Việt Úc, hiện là Giám đốc Công ty Giáo dục Phát triển trí tuệ & Sáng tạo Next Nobels đã tìm cách khơi dậy khả năng đồng cảm, rung động của các em, giúp các em không chỉ viết được những bài phân tích, cảm nhận sâu sắc mà còn có lối sống biết chia sẻ, giàu cảm xúc hơn. "Đây là phương pháp có khả năng gợi mở cao mà lại không mất nhiều thời gian chuẩn bị", cô Mai Phương nhận định.

      Để giúp học sinh cảm nhận được 2 câu đầu bài thơ Chiều tối của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay vì yêu cầu phân tích, cô Mai Phương giao bài tập: "Viết một đoạn văn ngắn, đặt mình vào cảnh ngộ, tâm trạng của người tù Hồ Chí Minh, miêu tả thiên nhiên buổi chiều tà trên con đường bị áp giải của người tù". Chỉ qua một dạng bài tập nhỏ như vậy nhưng tác dụng của nó thật bất ngờ. Nhiều học sinh đã tái hiện khá thành công bức tranh cảnh chiều tà cô đơn, hoang vu dưới cái nhìn đầy tâm trạng của thi nhân. "Khi được đặt mình trong những cảnh ngộ mà Bác đã trải qua, em thấy Bác không chỉ là một vị lãnh tụ lớn lao, xa vời mà thật gần gũi, với những trạng thái cảm xúc rất đời thường, khiến em càng hiểu hơn vẻ đẹp trong tâm hồn của Bác...", một học sinh chia sẻ.

      Với những tác phẩm chứa chất nhiều tâm sự như Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, các em học sinh được "hóa thân vào vai Hàn Mặc Tử, viết những dòng nhật kí ghi lại những xúc cảm đầu tiên của tác giả khi nhận thư và tấm bưu thiếp của Hoàng Cúc". Để làm được dạng bài tập này, học sinh phải hiểu rõ về thân thế của tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Nhiều học sinh đã tái hiện rất cảm động tâm trạng Hàn Mặc Tử khi ở trại phong Quy Hòa, nỗi đau đớn cùa nhà thơ khi bệnh tật giày vò, và cả niềm vui sướng hân hoan đan xen những mặc cảm, hy vọng lẫn tuyệt vọng khi nhận được lá thư từ Hoàng Cúc. Cứ như thế, quá trình tác giả viết bài thơ được các em hình dung lại một cách sống động, tràn đầy cảm xúc.

 http://phattrienngonngu.com/web/images/img_0105.jpg

Cô Mai Phương trước giờ lên lớp

 

Phiên tòa trong giờ học

      Khi dạy tác phẩm "Truyện An Dương Vương và Mị Châu  - Trọng Thủy", cô Mai Phương đã hướng dẫn các em tìm hiểu văn bản dưới hình thức thành lập phiên tòa của nhân dân Âu Lạc, phán xét các nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy. Qua phiên tòa, những đóng góp, công lao, tội trạng và cả những ý nghĩ, toan tính, những dằn vặt nội tâm của mỗi nhân vật đều được tái hiện một cách sinh động. Học sinh được đứng dưới góc độ của các nhân vật (được quyền tự bảo vệ mình, quyền nhờ người bào chữa) và góc độ người kể chuyện (nhân dân là chủ tọa phiên tòa). Các nhân vật lịch sử xa xưa bỗng trở nên gần gũi, hiện thực với các em, có được sự đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ từ các em. Sau giờ học sôi nổi đó, mỗi học sinh không chỉ rút ra được những bài học cho riêng mình mà còn được sống trong những cảm xúc lịch sử thiêng liêng.

      Mỗi giờ học theo phương pháp này, học sinh còn được thử nghiệm nhiều thể loại văn học, như nhật ký, tùy bút, phóng sự... "Khi học bài "Hương sơn phong cảnh ca", cô đã cho chúng em vào vai nhà báo, viết một bài ký sự kể lại cuộc hành trình theo chân Chu Mạnh Trinh trong bài thơ. Những dạng bài tập thú vị như thế này không chỉ giúp chúng em nắm được tác phẩm mà còn khai thác được vốn sống và trí tưởng tượng của mình", Thu Hiền, một học sinh của cô hào hứng kể lại.

 

"Những dạng bài tập nêu trên có khả năng kích thích trí tưởng tượng, sự sáng tạo của học sinh, đánh thức trong các em những tố chất nghệ sĩ, cho phép các em đồng sáng tạo với nhà văn, đồng thời tạo cho các em thói quen đặt mình vào cảnh ngộ của người khác trước khi cảm nhận, phán xét. Tôi muốn mỗi sự phán xét của các em trong văn học cũng như trong cuộc sống không dửng dưng, vô cảm mà phải bằng sự thấu hiểu, bằng cái nhìn hết sức nhân văn".
Cô giáo Trần Thị Mai Phương

 

Nguồn: Kiến Thức

Các tin liên quan

Xem thêm

Liên hệ
Hỗ trợ và mua sản phẩm

NV Tư Vấn 1

0919.56.36.11

NV Tư Vấn 2

0936.738.896

Đăng ký
nhận tư vấn

Xem thử Phần mềm