Ra mắt phụ huynh và học sinh lần đầu vào tháng 12/2017, “100 đề trắc nghiệm đánh giá năng lực môn Tiếng Việt” là bộ sách đầu tiên được biên soạn nhằm giúp học sinh ôn luyện môn Tiếng Việt thi vào lớp 6 các trường có tổ chức thi tuyển, ngay sau khi Bộ Giáo dục cho phép các trường “đặc thù” tổ chức tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển kết hợp thi đánh giá năng lực. Qua hai mùa tuyển sinh, bộ sách đã được sự đón nhận của hơn 3000 học sinh và phụ huynh trên cả nước. Tháng 2/2020, Next Nobels tiếp tục phối hợp với Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội tái bản sách lần nữa. Bộ sách hứa hẹn vẫn là tài liệu ôn tập hiệu quả giúp học sinh có được nền tảng kiến thức vững chắc, tự tin bước vào kì thi tuyển sinh vào lớp 6 các trường cấp 2 Chuyên và Chất lượng cao.
Vì sao bộ “100 đề trắc nghiệm đánh giá năng lực môn Tiếng Việt” được nhiều Phụ huynh và học sinh lựa chọn?
Giữa muôn vàn phong phú của hệ thống tài liệu cũng như sự xuất hiện ngày một nhiều các sách luyện thi môn Tiếng Việt trên thị trường, bộ “100 đề trắc nghiệm đánh giá năng lực môn Tiếng Việt” vẫn được nhiều phụ huynh thông thái và học sinh ham học lựa chọn vì những lí do sau:
Quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt mua hoặc xem thử bộ sách tại đây:
Đặt mua Xem thử
I.Những điểm cộng không thể bỏ qua của bộ sách
Học Tiếng Việt, xét đến cùng là học cách sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy, không chỉ là sách ôn thi đơn thuần, bộ “100 Đề trắc nghiệm đánh giá năng lực môn Tiếng Việt” còn hướng tới việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Với hai tập sách dày gần 300 trang, các em học sinh sẽ được:
Toàn bộ câu hỏi trong bộ sách đều sử dụng ngữ liệu chọn lọc là hàng trăm các câu văn, đoạn văn hay trích dẫn từ các tác phẩm nổi tiếng, các truyện hay trong và ngoài sách giáo khoa. Khi làm bài, các em học sinh cần đọc ngữ liệu và đây là cách rất tốt để các em được bồi đắp vốn từ, học tập cách sử dụng từ ngữ.
Câu hỏi Ví dụ: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: “Hoa chuối rừng nở đỏ chót, hoa đỗ quyên dại và hoa kim tước, hoa kim anh nở khắp nơi, như dăng lên tấm lụa của hội hè.” (Dương Thu Hương) giống với biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu nào dưới đây ?
II. Hình thành năng lực đọc hiểu và cảm thụ văn học
Các câu hỏi trong đề thi được biên soạn cẩn thận, lồng ghép nội dung phân tích, đánh giá cũng như cảm xúc của người ra đề. Vì vậy, học sinh sau khi làm bài vừa có thể ghi nhớ kiến thức, vừa học cách đọc hiểu, cảm thụ tác phẩm. Ví dụ cùng là câu hỏi về tác giả tác phẩm, khi hỏi về tác giả của “Dế mèn phiêu lưu ký”, thay vì chỉ đặt câu hỏi đơn giản “Tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký của nhà văn nào?” thì nhóm biên soạn tài liệu đã khéo léo lồng vào câu hỏi những ngữ liệu có giá trị bồi đắp năng lực cảm thụ cho học sinh như sau:
Nhà văn tài năng này đã xây dựng nên một thế giới tưởng tượng sống động về loài vật bằng ngôn từ. Bước vào thế giới loài vật ấy, chúng ta như bước vào thế giới thân quen của con người. Các nhân vật từ chị Nhà Trò yếu ớt đáng thương cho đến chàng Dế Mèn tốt bụng, tài giỏi đều hiện hiện lên vô cùng ấn tượng và gần gũi. Nhà văn ấy là:
Bằng việc gắn kết ý nghĩa các thành ngữ, tục ngữ với những câu chuyện thực tế, những tấm gương, nhân vật trong cuộc sống hiện tại bộ đề thi giúp học sinh vừa hiểu ý nghĩa, vừa ghi nhớ một cách tự nhiên. Ví dụ, hỏi về câu tục ngữ “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, người biên soạn dẫn dắt từ chia sẻ của đệ nhất phụ nhân tổng thống Mỹ như sau:
Michelle Obama, đệ nhất phu nhân của tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng chia sẻ về cách dạy con mình: “Tôi luôn nói với các con của tôi rằng chúng không nên né tránh những việc khó khăn bởi vì đó chính là nơi mà chúng ta phát triển bản thân.” Lời khuyên đó giống với lời khuyên trong câu tục ngữ Việt Nam nào dưới đây ?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Cậu thiếu niên người Đức Felix Finkbeiner được mời phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào năm 2011 khi anh mới 13 tuổi về những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu toàn cầu. Anh nói: “Chúng con cho rằng người lớn biết được những tác hại của biến đổi khí hậu và cũng biết được những biện pháp để khắc phục. Tuy nhiên chúng con không hiểu được vì sao người lớn lại có quá ít hành động thực tế. Nhưng tương lai thế giới là của chúng con. Chúng con không tin rằng chỉ có người lớn mới cứu được tương lai của chúng con và chúng con buộc phải hành động để giữ lấy tương lai của mình.” Từ năm 9 tuổi, Finkbeiner đã khởi xướng phong trào “Trồng cây cho Trái Đất” thành một mạng lưới ở nhiều nơi trên thế giới, quy tụ các nhà hoạt động trẻ tuổi, nhằm nỗ lực làm chậm lại tình trạng ấm lên toàn cầu.
Từ mục tiêu ban đầu trồng 1 triệu cây xanh trên nước Đức, hiện nay phong trào đã trồng được hơn 14 tỉ cây xanh tại khoảng 130 nước trên thế giới và đang đặt ra mục tiêu mới nhằm trồng 1000 tỉ cây, tức 150 cây xanh cho mỗi người trên Trái Đất. Để tổ chức thực hiện được mục tiêu đó, phong trào của Finkbeiner đã và đang vận động khoảng 55 ngàn “Đại sứ vì công lý cho khí hậu” tham gia phong trào, thu hút những người trẻ tuổi tham gia vào nỗ lực đối phó với nguy cơ về biến đổi khí hậu toàn cầu. Phần lớn các đại sứ này trên thế giới đều nằm trong lứa tuổi từ 9 đến 12. (Theo Báo Thanh niên)
Theo em, vì sao dự án “1000 tỉ cây xanh của giới trẻ toàn cầu” do cậu thiếu niên người Đức Felix Finkbeiner khởi xướng lại thu hút được nhiều người trẻ ?
Với tất cả những “ưu điểm” không thể bỏ qua ở trên, bộ sách “100 đề trắc nghiệm đánh giá năng lực môn Tiếng Việt” thật sự là một tài liệu bổ ích cho các em học sinh Tiểu học trong việc học luyện môn Tiếng Việt. Ngoài ra, bộ sách cũng có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên trong công tác giảng dạy, định hướng cho học sinh ôn tập thi vào các trường THCS chất lượng cao và giúp phụ huynh hướng dẫn thêm cho con em học ở nhà.
Quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt mua hoặc xem thử bộ sách tại đây:
Đặt mua Xem thử